"𝐇𝐨𝐚 𝐧𝐨̛̉ 𝐫𝐨̂̀𝐢 𝐬𝐞̃ 𝐭𝐚̀𝐧, 𝐩𝐡𝐚́𝐨 𝐡𝐨𝐚 𝐫𝐮̛̣𝐜 𝐜𝐡𝐚́𝐲 𝐫𝐨̂̀𝐢 𝐬𝐞̃ 𝐭𝐚𝐧, 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛́ 𝐡𝐮̛̃𝐮 𝐡𝐚̣𝐧, đ𝐞̂̀𝐮 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̀𝐧𝐠 đ𝐞̣𝐩 đ𝐞̃."
—————————————
Tình yêu với vô vàn cung bậc cảm xúc đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca nhạc hoạ. Nói về tình buồn, hiếm có tác phẩm nào đạt đến độ bi thương cùng cực như “Hoa nở không màu” - một bài hát vô cùng nổi tiếng suốt thời gian gần đây do Hoài Lâm thể hiện.
Đắm mình vào những ca từ da diết khôn nguôi ấy và chuyển nghĩa sang tiếng Hàn, mình hy vọng đây sẽ là bài viết thật ý nghĩa và có giá trị cho tất cả các bạn đang theo đuổi và chinh phục ngôn ngữ này nhé ☺️
Bắt đầu nào!
𝐂𝐚̂𝐮 𝟏: 무색 꽃처럼 우리의 사랑도 애매하다
(𝐓𝐢̀𝐧𝐡 𝐲𝐞̂𝐮 đ𝐚̃ 𝐩𝐡𝐚𝐢 𝐦𝐨̛̀ 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐡𝐨𝐚 𝐧𝐨̛̉ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐦𝐚̀𝐮)
✅ 무색 꽃 = 무색 (vô sắc) + 꽃(hoa) = hoa vô sắc, hoa không màu
Với cách dùng từ của tác giả “hoa nở không màu”, có lẽ nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng Định ngữ để hoàn thành cụm từ này.
Bởi dễ thấy cụm này được cấu tạo bao gồm 1 Danh từ trung tâm (hoa - 꽃) + 1 Động từ đứng ngay sau (nở - 피다) và đặc điểm (không màu - 무색) bổ nghĩa cho động từ.
Nhưng không vì thế mà ta thành lập cụm này theo cách “무색 피는 꽃” - nghe rất kỳ lạ! Không chỉ vô lý (bởi có loài hoa nào nở mà quên việc khoe sắc) mà còn không thể hiện được dụng ý của tác giả (“hoa nở không màu” là hình ảnh ẩn dụ cho mối tình đầy rệu rã và nhiều mỏi mệt)
Như vậy, việc sử dụng cụm “무색 꽃” là hợp lý nhất trong trường hợp này ☺️
Nói thêm về cú pháp “ㅇㅇ 피는 꽃”, ta dùng để nói đến những loài hoa có thật, có thể toả sắc khoe hương giữa đất trời.
Có thể thêm nội dung “ㅇㅇ” vào phía trước để thể hiện đặc điểm của loài hoa muốn miêu tả.
Ví dụ:
🎈 Thời gian에 피는 꽃 - hoa nở vào lúc nào...
봄에 피는 꽃 - hoa nở vào mùa xuân
8월에 피는 꽃 - hoa nở vào tháng 8
여름의 끝에 피는 꽃 - hoa nở cuối hạ
🎈Địa điểm에 피는 꽃 - hoa nở ở đâu
창틀에 피는 꽃 - hoa nở bên khung cửa sổ
길섶에 피는 꽃 - hoa nở bên đường,ven đường
🎈 가슴에 피는 꽃 - hoa nở trong lòng (hình ảnh ẩn dụ cho trạng thái, cảm xúc viên mãn, hạnh phúc..)
...
✅ 우리의 사랑: Tình yêu của chúng ta.
⚠️ Thắc mắc: Tại sao phải thành lập cụm như vậy trong khi tác giả chỉ sử dụng hai từ “tình yêu” ngắn gọn?
💌 Giải đáp: Bởi “tình yêu” tác giả đề cập đến là tình yêu của nhân vật cụ thể. Ta dùng “우리의 사랑” chính vì lẽ đó ☺️
✅ A처럼 B: B như A
👉 무색 꽃처럼 우리의 사랑: Tình chúng ta như hoa vô sắc
✅애매하다 - được từ điển đưa ra một loạt định nghĩa như: mơ hồ, mờ nhạt, phai nhoà, phai mờ...
Đồng nghĩa với 애매하다 có thể kể đến 희미하다.
Tuy nhiên, mình chọn sử dụng 애매하다 theo thói quen dùng từ.
Ta dễ bắt gặp 희미하다 trong các trường hợp như:
🎈희미한 기억 - ký ức phai mờ
🎈달빛이 희미하다 - ánh trăng huyền ảo
🎈희미한 대답 - câu trả lời mơ hồ
...
Còn để nói về cảm giác nhạt nhoà, phai mờ trong tình yêu, thường thấy người Hàn sử dụng 애매하다 hơn.
🎈애매한 사랑 - tình yêu phai mờ
🎈애매한 관계 - mối quan hệ mơ hồ (có thể lấy ví dụ như mối quan hệ “trên tình bạn, dưới tình yêu)
🎈애매한 짝사랑 - Tình yêu đơn phương mơ hồ
...
—————————————
𝐂𝐚̂𝐮 𝟐: 붙잡을수록 더 멀어진 우리 사이
(𝐂𝐚̀𝐧𝐠 𝐧𝐢́𝐮 𝐤𝐞́𝐨 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐥𝐚̣𝐢 𝐜𝐚̀𝐧𝐠 𝐱𝐚 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐧𝐡𝐚𝐮)
✅ 붙잡다: níu kéo, giữ chặt, nắm, bắt...
붙잡다 không lẻ loi, nó còn có một đứa em sinh đôi nữa là 잡다. Ngặt nỗi, sinh đôi thì đúng là thật đấy, nhưng cái tính (đặc tính) thì nào có chút giống nhau.
Bé em 잡다 có lẽ cũng vì cấu tạo “ngắn” (2 âm) nên cái tính (đặc tính) nó cũng nhẹ nhàng, trìu mến làm sao!
Ví như 손을 잡다 (bắt tay) là hành động xã giao lịch thiệp giữa đối tác, bạn bè ; hoặc cũng có thể là cái nắm tay đầy trìu mến và an yên của những đôi tình nhân.
Ngược lại, thằng anh 붙잡다 với cấu tạo “dài” (3 âm) và khí chất mạnh mẽ khi cất tiếng (phát âm) nên ta thường cần đến nó, khi ta muốn thể hiện những cái “nắm”, những cái “níu” thật chặt và chắc.
Ví như:
🎈고향이가 쥐를 붙잡다 - chú mèo tóm lấy chú chuột
(“tóm” so với “bắt” mang sắc thái mạnh mẽ hơn nên mình chọn để diễn tả cái sự mạnh và chắc của 붙잡다 so với 잡다. Đừng bao giờ để chuột tẩu thoát với 잡다 các bạn nhé)
🎈기회를 붙잡다 - nắm lấy cơ hội
(Nên là 붙잡다 và phải là 붙잡다 - Đừng để “cơ hội” vuột mất với 잡다 nha)
Quay trở lại với bài viết, đề cập đến tình yêu, đến nỗ lực níu kéo của người trong cuộc, ta nhất định dùng đến 붙잡다 - để thoả cái khát khao yêu và không xa rời!
✅ 우리 사이: mối quan hệ của chúng ta, hai chúng ta
✅ TT + 아/어/해지다 - cấu trúc thể hiện sự biến đổi trạng thái theo thời gian, hoặc do bị thứ gì đó tác động đến.
👉 멀어진 우리 사이 - mối quan hệ của hai ta trở nên xa cách. Không phải do anh muốn hay em muốn mà là bị sự kiện nào đó tác động đến.
✅ ĐT + (으)ㄹ수록 + ...
(Càng làm... thì càng...)
👉 붙잡을수록 멀어지다 - càng níu kéo thì càng xa cách
✅ 붙잡을수록 멀어진 우리 사이
= 붙잡다 (níu kéo) + (으)ㄹ수록 (càng...càng...) + 멀다(xa cách) + 아/어/해지다 + (으)ㄴ (định ngữ) + 우리 사이 (mối quan hệ của chúng ta)
= Mối quan hệ của chúng ta càng níu kéo thì càng xa cách.
—————————————
𝐂𝐚̂𝐮 𝟑: 아픔을 품고 살아야 된다는 나
(Đ𝐚̀𝐧𝐡 𝐨̂𝐦 𝐧𝐨̂̃𝐢 đ𝐚𝐮 𝐧𝐚̀𝐲 𝐜𝐡𝐞̂́𝐭 𝐥𝐚̣̆𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐮̛̃𝐚 𝐭𝐫𝐨̛̀𝐢 𝐦𝐚̂𝐲)
✅ 아픔을 품다: ôm lấy nỗi đau
아픔 (đau) là danh từ có thể sử dụng để nói về cả nỗi đau thể chất và nỗi đau tinh thần.
Một số ví dụ về cách dùng cụm 아픔을 품다 mời các bạn tham khảo cùng mình nhé ☺️
🎈시대의 아픔을 품다 - ôm lấy nỗi đau của thời đại (cụm này mình có dịp được học hỏi khi đọc báo. Ngẫm mà thấy sao nó vừa bi thương lại vừa tráng lệ quá, thế là mình note ngay lại và đưa nó vào tài liệu ôn thi TOPIK cho học viên ☺️)
🎈희망을 가슴에 품다 - ôm hy vọng (cụm này thuộc list các biểu hiện “cực xịn” để chinh phục câu 54 TOPIK)
🎈격한 원한을 품다 - ôm lửa hận
🎈아픈 사랑을 품다 - ôm lấy cuộc tình bi thương
✅ 아픔을 품고 살아야 된다는 나: 고 trong trường hợp này là từ nối giữa 2 vế câu, nó vô nghĩa. Trong tiếng Việt có thể tương đương với dấu phẩy để ngắn cách giữa các vế trong câu.
✅ 살아야 된다는 나
(Lời tâm tình “Đành ôm nỗi đau này chết lặng giữa trời mây” đã khiến mình vô cùng băn khoăn. Và rồi giữa hàng loạt những suy nghĩ chồng chéo lên nhau, mình chọn cách hiểu “Dù đau khổ nhưng anh vẫn phải tiếp tục sống” như nội dung bên trên các bạn đang theo dõi ☺️
🎈ĐT + 아/어/해야 하다/되다: phải làm gì đó (trách nhiệm, nghĩa vụ phải làm)
살아야 되다 - phải sống
🎈ĐT + ㄴ/는다는 + DT: cấu trúc này không có ý nghĩa cụ thể.
Hãy hiểu đơn giản rằng, thành phần phía trước (ĐT + ㄴ/는다는) đưa ra thông tin cụ thể về DT phía sau.
Quay lại với bài viết, “DT phía sau” trong câu này là 나 - anh.
Vậy ANH THẾ NÀO?
Anh vẫn phải tiếp tục sống - “tiếp tục sống” là thông tin cụ thể về “anh”, như vậy nó sẽ được đảo lên trước để hình thành cụm 살아야 된다는 나 như chúng ta thấy ☺️
_________________________
𝐂𝐚̂𝐮 𝟒: 내 마음에 깊어진 아픔
(𝐇𝐚̆̀𝐧 𝐥𝐚̣𝐢 𝐬𝐚̂𝐮 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐚́𝐢 𝐭𝐢𝐦 𝐡𝐚𝐨 𝐠𝐚̂̀𝐲)
✅ 마음: trái tim, tấm lòng
Trường hợp này có thể sử dụng 마음 hoặc 가슴 đều chính xác.
👉 내 마음에 / 내 가슴에: trong tim tôi, trong lòng tôi
✅ 깊어지다 = 깊다 (sâu) + 아/어/해지다 (cấu trúc thể hiện sự thay đổi trạng thái theo thời gian của sự vật, sự việc mình đã đề cập phía trên)
✅ 깊어진 아픔 = 깊다 (sâu) + 아/어/해지다 + (으)ㄴ (định nghĩa) + 아픔 (nỗi đau) = nỗi đau sâu đậm, nỗi đau hằn sâu.
💌 Đôi điều về định ngữ:
Định ngữ là một loại cụm từ được dùng phổ biến trong tiếng Việt và tiếng Hàn.
Ở giai đoạn làm quen, chúng ta thường thấy nó rất khó hiểu bởi chúng ta phải học nó trên nền tảng học thuật.
Trong khi thường ngày ta vẫn dùng nó rất nhiều theo phản xạ tự nhiên đấy thôi!
Có một mẹo cực hữu ích về định ngữ mình thường dạy học sinh, nhân dịp này xin phép được chia sẻ tới các bạn. Hy vọng nó có ích với những bạn còn đang có nhiều băn khoăn với định ngữ nhé ☺️
Mẹo này không chỉ giúp tăng khả năng sử dụng định ngữ, mà còn giúp chúng ta tích luỹ thêm được những trường từ vựng có nét nghĩa tương đồng. Đồng thời giúp nâng cao khả năng sử dụng, kết hợp từ vựng một cách chính xác, chuẩn tiếng Hàn mà không cần dùng đến từ điển!
Mẹo này hữu ích với tất cả mọi người học. Nhất là đối với các bạn ôn thi TOPIK, các bạn học để giao tiếp...
Các bạn quan sát nhé!
Mình lấy ví dụ cụm 깊어진 아픔 (nỗi đau sâu đậm)
Giờ mình che danh từ 아픔 đi. Trở thành : 깊어진 ㅇㅇ (cái gì đó sâu đậm)
VD:
🎈깊어진 사랑 - tình yêu sâu đậm
🎈 깊어진 삶 - cuộc sống sâu sắc (cuộc sống có ý nghĩa, hạnh phúc, viên mãn)
🎈깊어진 까닭 - nguyên do sâu xa, căn nguyên sâu xa, lý do sâu xa
...
Như vậy, khi bạn tiếp nhận một cụm từ có chứa định ngữ, hãy làm theo cách trên, bỏ DT phía sau (bộ phận đứng cuối trong cụm) và thay một DT khác (nhưng phải đảm bảo rằng danh từ bạn thay vào có thể kết hợp được với ĐT, TT phía trước nhé). Như vậy ta sẽ được những cụm từ mới có định ngữ mà chẳng cần quá nhiều trăn trở để hình thành ☺️
✅ Về cách dịch, mình hiểu “hằn lại sâu trong trái tim hao gầy” nghĩa là “trong lòng có nỗi đau sâu đậm” nên mình chuyển nghĩa như trên sau một hồi nảy ra nhiều ý tưởng ☺️
_________________________
𝐂𝐚̂𝐮 𝟓: 우리 이제 그냥 남남이다
(𝐆𝐢𝐨̛̀ đ𝐚̂𝐲 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐥𝐚̀ 𝐡𝐚𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐝𝐮̛𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚́𝐜 𝐥𝐚̣)
✅ 남남 (dt) : người dưng, người xa lạ
남남 về cơ bản đã mang nghĩa “người dưng xa lạ” nên mình chỉ cần duy nhất từ này để diễn tả cụm “hai người dưng khác lạ” theo dụng ý của tác giả.
✅ 그냥 : vẫn, chỉ...
그냥 là từ được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp.
Thường thì mọi người quen dịch nghĩa 그냥 là “vẫn,chỉ...”
nhưng lại không thực sự biết cách sử dụng của nó.
그냥 trong trường hợp này được dùng để nói về trạng thái như ban đầu, như vốn có, không thay đổi.
Hiểu được cách dùng thì sẽ có thể dịch nghĩa sát với tiếng Việt hơn, chúng ta lưu ý nhé ☺️
Xét một vài ví dụ và phân tích nào!
1️⃣ 시장에 들어갔다가 그냥 나왔다
🎈Dịch tối nghĩa: Vào chợ rồi cứ thế đi ra (⁉️) - Cách dịch này là cách dịch nhìn vào từ rồi giải nghĩa, chưa sát với tiếng Việt.
🎈Dịch “sáng” nghĩa: Đi chợ mà không mua được gì - nghĩa là bạn vào chợ để mua thịt, cá, rau... nhưng lại đi ra trong trạng thái như ban đầu (không mua được gì)
2️⃣ 나 혼자 갈 테니 넌 그냥 여기 있어요 : Anh sẽ đi một mình, em cứ ở đây đi - nghĩa là ban đầu 2 người cùng ở đây với nhau, người nam đi ra ngoài còn người nữ vẫn ở lại (duy trì trạng thái như ban đầu)
3️⃣ 난 그냥 있는 그대로의 네 모습이 좋다 : Yêu em vì em là chính mình - nghĩa là yêu tất cả mọi thứ thuộc về em, chỉ em mới có.
✅ Trở lại với bài viết, “우리 이제 그냥 남남이다” - Giờ đây chúng ta là hai người dưng khác lạ, chúng ta quay trở về làm những con người xa lạ đi qua nhau như lúc ban đầu.
——————————-
𝐂𝐚̂𝐮 𝟔: 슬퍼도 말을 못하는 나
(𝐁𝐮𝐨̂̀𝐧 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 𝐦𝐚̂́𝐲 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐥𝐚̣𝐢 𝐜𝐡𝐚̆̉𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐧𝐨́𝐢 𝐫𝐚)
✅ Vế 1 + 아/어/해도 + Vế 2 : Dù 1 nhưng 2
슬프다 + 아/어/해도 + ...
슬퍼도 ... (Dù buồn nhưng...)
✅ 말을 못하다 = 말 + 못 (không thể) + 하다
⛔️ Ở trình độ sơ cấp, chúng ta thường nhầm lẫn trong cách sử dụng 2 cấu trúc:
ĐT + (으)ㄹ 수 없다
못 + ĐT (hoặc ĐT + 지 못하다)
Về cơ bản, ta đều dịch nghĩa cả 2 cấu trúc là “không thể làm gì”
Áp dụng thực tế vào trường hợp này, ta chỉ có thể dùng 못 hoặc 지 못하다. Tuyệt đối không dùng (으)ㄹ 수 없다‼️
Bởi nếu nói 말을 할 수 있다 thì thường liên quan đến việc không thể nói do khiếm khuyết cơ thể. Bởi vậy, ta thường thấy nó đi theo cả cụm “말을 할 수 있는 사람” - người không thể nói, người khiếm khuyết chức năng nói.
Còn 말을 못하다 là không thể nói do nguyên nhân nào đó. Đặt vào ngữ cảnh trong bài, dễ thấy cụm từ này là hợp lý để sử dụng ☺️
——————————-
𝐂𝐚̂𝐮 𝟕: 인생이 무상한데 과거에 연연하다
(𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢 𝐥𝐚̆́𝐦 𝐯𝐨̂ 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠, 𝐬𝐚𝐨 𝐜𝐮̛́ 𝐦𝐚̃𝐢 𝐯𝐚̂́𝐧 𝐯𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠)
✅ 인생이 무생하다: cuộc đời vô thường - cuộc đời luôn luôn thay đổi, không có gì là mãi mãi.
✅ 연연하다: vấn vương, nhớ thương da diết, quan tâm, bị ám ảnh...
Về kết cấu, 연연하다 thường xuất hiện dưới hình thức là một cụm từ theo dạng:
ㅇㅇ에/에 대한 연연하다 (vấn vương về một chuyện, tình huống hoặc một người nào đó)
Điểm này là khác với tiếng Việt (vấn vương có thể đứng độc lập trong câu), chúng ta lưu ý nhé ☺️
Vì vậy trong câu này mình dùng cụm 과거에 연연하다 (vấn vương quá khứ)
인생이 무상한데 과거에 연연하다
(Cuộc đời là vô thường mà vẫn vấn vương quá khứ)
Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm một số cụm từ, câu rất hay khác có liên quan:
🎈돈에 연연하다: bị ám ảnh về tình, yêu tiền, thèm tiền
🎈나쁜 것들에 연연하다: bị ám ảnh bởi những điều xấu
🎈헤어진 애인에 대한 연연한 마음: lòng vấn vương người yêu đã chia tay - lòng vẫn hướng về người cũ
🎈장사는 어디까지나 장시고, 감정에 연연해서는 안 된다: công việc là công việc, không được đưa tình cảm vào - công tư phân minh.
——————————-
𝐂𝐚̂𝐮 𝟖: 혼자 상처를 받다
(𝐓𝐮̛̣ 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐨̂𝐦 𝐥𝐚̂́𝐲 𝐭𝐨̂̉𝐧 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐫𝐢𝐞̂𝐧𝐠 𝐦𝐢̀𝐧𝐡)
✅ 혼자: tự mình, một mình
✅ 상처 (dt): vết thương
Ở dạng động từ, ta có 상처 입다 và 상처 받다, đều mang nghĩa “bị thương”
🎈 상처를 입다 có thể dùng với nghĩa “bị thương” cả về thể chất hoặc tinh thần.
VD:
손에 상처를 입다 (bị thương ở tay)
무관심에 상처를 입다 (làm tổn thương ai đó bởi sự vô tâm)
🎈상처를 받다 chủ yếu được dùng để nói về vết thương tinh thần.
VD: 상처 받은 마음 (trái tim bị tổn thương)
Vì vậy, để diễn tả nỗi đau trong những lời hát da diết của Hoài Lâm, chúng ta có thể sử dụng một trong hai cụm đều chính xác ☺️
Sưu tầm: Leo !!!